TIN HOT

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

5 bài tập giúp bạn kiểm tra sự linh hoạt của cơ thể và để biết mình có còn trẻ hay không ?


5 bài tập giúp bạn kiểm tra sự linh hoạt của cơ thể và để biết mình có còn trẻ hay không

T. Liên | 
5 bài tập giúp bạn kiểm tra sự linh hoạt của cơ thể và để biết mình có còn trẻ hay không
Hình minh họa.

Rất nhiều người trong chúng ta không biết mình đang mất dần sự linh hoạt của cơ thể và dưới đây là 5 bài tập để giúp bạn kiểm tra ngay.

Mỗi người đều có tính linh hoạt bẩm sinh và đó là lý do tại sao trẻ em dễ dàng thực hiện những động tác mềm dẻo như đặt chân lên đầu. 
Khi lớn lên, cơ thể chúng ta mất tính linh hoạt tự nhiên, lại cộng với sự hạn chế vận động, thường gặp nhất ở những nhân viên văn phòng nên tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều đó cũng giúp chúng ta hiểu hơn mỗi khi mình không thể đứng ngồi thẳng lưng trong mọi thời gian hay là tự tay kéo khóa phía sau lưng của những chiếc váy áo xinh đẹp.
5 bài tập giúp bạn kiểm tra sự linh hoạt của cơ thể và để biết mình có còn trẻ hay không - Ảnh 1.
Khi lớn lên, cơ thể chúng ta mất tính linh hoạt tự nhiên.
Nhưng điều đáng nói là rất nhiều người trong chúng ta không biết mình đang mất dần sự linh hoạt của cơ thể và làm sao để khắc phục. Tổng hợp 5 bài tập kiểm tra sự linh hoạt của cơ thể để bạn có thể thử nghiệm ngay tại nhà. Và hãy khởi động trước khi tập để tránh những tổn thương không đáng có.

1. Kiểm tra tính linh hoạt khớp vai của bạn

- Đưa 2 tay ra phía sau lưng và úp 2 lòng bàn tay vào nhau. Thực hiện động tác này có thể giúp cho vai của bạn linh hoạt, giảm đau mỏi.
5 bài tập giúp bạn kiểm tra sự linh hoạt của cơ thể và để biết mình có còn trẻ hay không - Ảnh 2.
Động tác này có dễ với bạn không?
- Nếu câu trả lời là "Có" thì xin chúc mừng, bạn đã làm rất tốt hoặc cơ thể bạn vẫn trẻ trung lắm.
- Nếu bạn làm động tác này gặp một chút khó khăn thì bạn cần luyện tập nhiều hơn.
Nếu cảm thấy quá khó khăn khi thực hiện thì bạn có thể thay thế bằng cách: Cẩn thận dùng lòng bàn tay bên này để nắm khuỷu tay bên kia ở phía sau lưng. Giữ tư thế này trong vài phút.

2. Kiểm tra tính linh hoạt của cột sống

- Đứng thẳng với 2 chân cạnh nhau. Từ từ cúi xuống, chạm tay xuống sàn. Thực hiện động tác này sẽ giúp kéo giãn cột sống, giảm đau mỏi.
5 bài tập giúp bạn kiểm tra sự linh hoạt của cơ thể và để biết mình có còn trẻ hay không - Ảnh 3.
- Nếu bạn có thể đặt toàn bộ lòng bàn tay trên sàn thì thật là tuyệt vời. Điều này chứng tỏ cơ thể bạn căng giãn rất tốt.
- Nếu bạn chạm vào sàn nhà bằng ngón tay của bạn thì cũng khá tốt rồi nhưng vẫn cần thực hành thêm.
- Nếu không thể chạm tay vào sàn nhà, bạn thực sự cần phải tập thể dục nhiều hơn nữa. Điều này có nghĩa là cột sống của bạn không linh hoạt và có lẽ đã sẵn sàng để "làm bạn" với ghế sofa kèm theo một chiếc chăn ấm áp.

3. Kiểm tra sự linh hoạt của phần trước cổ và vai

- Quỳ trên sàn nhà sao cho đầu gối tạo thành góc 90 độ, 2 chân sát nhau. Từ từ đưa 2 tay ra phía sau để chạm vào gót chân, đầu ngửa ra sau. Thực hành động tác này sẽ giúp phần cổ và vai của bạn được hoạt động nhiều hơn.
5 bài tập giúp bạn kiểm tra sự linh hoạt của cơ thể và để biết mình có còn trẻ hay không - Ảnh 4.
- Nếu bạn không thể chạm gót, đừng cố gắng quá nhiều mà hãy chống tay vào lưng để hỗ trợ lưng khi uốn xuống. Bạn cần phải tập luyện nhiều hơn để cơ thể được linh hoạt vì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang già đi rồi đấy.
- Nếu có thể dễ dàng chạm tay vào gót chân thì thật tuyệt vời, chúc mừng bạn. Nhưng khi trở lại tư thế ban đầu, bạn cần nhớ làm từ từ để tránh bị thương.

4. Kiểm tra tính linh hoạt của khớp hông

- Ngồi trên sàn, một chân duỗi thẳng ra trước mặt, chân còn lại co vào sao cho lòng bàn chân chạm đùi chân bên kia. Từ từ cúi xuống cho đến khi trán chạm vào đầu gối chân đang duỗi ra. Thực hành động tác này sẽ giúp bạn tăng cường sự linh hoạt của khớp hông.
5 bài tập giúp bạn kiểm tra sự linh hoạt của cơ thể và để biết mình có còn trẻ hay không - Ảnh 5.
- Nếu bạn có thể chạm trán vào đầu gối và ở lại vị trí này trong ít nhất 2 phút, thì xin chúc mừng bạn! Như vậy có nghĩa là khớp hông của bạn căng giãn tốt, tuổi sinh lý của bạn cũng rất trẻ.
- Nếu bạn không thể chạm trán vào đầu gối hoặc chân của bạn không thể uốn cong, thì có nghĩa là khớp hông của bạn khá cứng, cơ đùi sau không đủ đàn hồi. Bạn nên dành nhiều thời gian để tập luyện thể dục thể thao nhé, nhất là với động tác này thì nên làm hàng ngày.

5. Kiểm tra tính linh hoạt khớp gối

- Bắt đầu từ tư thế High Plank (Tấm ván cao), từ từ đẩy người về phía sau, nâng mông cao lên trần tạo thành tư thế chữ V ngược. Thực hiện động tác này giúp đầu gối bạn khỏe mạnh hơn.
5 bài tập giúp bạn kiểm tra sự linh hoạt của cơ thể và để biết mình có còn trẻ hay không - Ảnh 6.
- Khi bạn còn trẻ, bài tập này không khó. Vì vậy, nếu bạn thực hiện động tác này dễ dàng thì chứng tỏ đầu gối của bạn linh hoạt. Hãy trở lại tư thế ban đầu một cách từ từ để đảm bảo an toàn khi tập.
- Sau 30 tuổi, việc thực hiện động tác này mà không cần uốn cong khuỷu tay, đầu gối và lưng cũng là một thử thách. Vậy nên, nếu bạn ngoài 30 tuổi mà vẫn thực hiện dễ dàng thì chúc mừng bạn.
- Còn trong trường hợp bạn không vượt qua được bài kiểm tra này thì có thể cơ thể bạn đã có nguy cơ 50 tuổi và chứng tỏ bạn là người rất lười tập luyện. Hãy dành thời gian luyện tập để có đầu gối khỏe mạnh nhé.
Không có động tác nào là quá khó. Nếu chăm chỉ tập luyện, chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ về kết quả vì bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai, trẻ trung ngoài tưởng tượng.
Theo Brightside
theo Trí Thức Trẻ


Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

CHIA SẺ KINH NGHIỆM TẬP YOGA CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

ân khác nhau. Có thể là do căng thẳng, mệt mỏi, không tự tin với ngoại hình hiện tại, duy ã nhận được từ việc tập YgSilhouette of woman doing yoga on a beach Free Photo


"Không ai, không điều gì có thể phủ nhận được những giá trị to lớn mà Yoga đem lại cho sức khỏe và vẻ đẹp của con người. 
Bài viết này là những chia sẻ kinh nghiệm tập Yoga dành cho người mới bắt đầu, mời bạn đọc cùng theo dõi.

HÃY XÁC ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU ĐỂ CỐ GẮNG CHO ĐÚNG.

Mục tiêu tập Yoga của bạn là gì, giảm cân, thư giãn hay trị bệnh? Tùy vào mỗi trường hợp mà Giáo viên sẽ tư vấn bài tập điều trị khác nhau. Cái hay của Yoga cũng nằm ở điểm này, không bao giờ dùng một loại thuốc mà chữa được tất cả các bệnh. Vì vậy, trước khi tập Yoga, hãy lắng nghe lời tư vấn của GV để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Group of people performing stretching exercise Free Photo
Nhiều người hay thắc mắc, tập Yoga vì sắc đẹp có hiệu quả không? Nên tập Yoga hay tập Gym thì tốt hơn? 
Tl:  Nếu quá áp đặt mục đích làm đẹp vào tập Yoga thì có lẽ bạn sẽ thất vọng. Yoga không phải giải phẫu thẩm mỹ, không thể tức tốc đem lại cho bạn những điều bạn muốn. Nguyên tắc của Yoga là chậm mà chắc, và chỉnh sửa từ bên trong, bạn sẽ thật sự khỏe mạnh từ bên trong. Từ thể chất lẫn tinh thần. Một khi sức khỏe tốt, tinh thần lạc quan thì bạn sẽ có sắc diện hồng hào, cơ thể đầy năng lượng, sức sống.

Ở TUỔI NÀO THÌ NÊN TẬP YOGA NHẤT?

Yoga không kén chọn độ tuổi, vì ở mỗi độ tuổi sẽ có bài tập yoga riêng, mục đích và tác động cũng khác nhau.
Bạn nên khám phá sở thích của con sớm, cho chúng làm quen với Yoga cũng như các môn thể thao khác, nếu thấy con có hứng thù với Yoga thì cho bé theo từ nhỏ cũng rất tốt, cho cả sức khỏe và tinh thần của con, tuy nhiên phải chọn trung tâm chuyên môn cao để có bài tập và cách dạy đúng nhất. Vì Yoga cần tập đúng ngay từ đầu, nếu tập sai cách có thể sẽ phản tác dụng. Hiện nay ở nước ngoài đã có nhiều lớp dạy yoga cho trẻ em.
Độ tuổi tìm đến trung tâm để tập Yoga thông thường là từ 25-50, những người này có hiểu biết về Yoga, có trí thức và hiểu Yoga đem lại lợi ích gì cho họ. Tuy nhiên, chúng ta cần làm cho những người khác biết nữa, nhất là những người lớn tuổi biết để họ tập. Sự bắt đầu không bao giờ là muộn màng cả.
Mother and daughter doing yoga Free Photo
Đơn giản nhưng cần điều độ, duy trì.
Đây là 1 câu chuyện đã đọc được trên báo, đây là một minh chứng cho hiệu quả tập Yoga nhờ duy trì lâu dài, là câu chuyện có thật, các bạn cùng theo dõi nhé!
Ông Vũ Văn Nhân, nguyên là cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu, nhà ở phố Hoàng Quốc Việt (Hà Nội), năm nay đã gần 80 tuổi nhưng nước da vẫn sáng hồng và dáng đi nhanh nhẹn. Ít ai biết thời thanh niên, ông chỉ nặng trên 40 kg. Năm 1999, ông phải nhập viện điều trị các bệnh: suy nhược thần kinh, viêm đại tràng, đau thần kinh tọa, đau nửa đầu…Trong thời gian điều trị, có người bạn cùng phòng giới thiệu với ông tập sách viết về Yoga của người Ấn Độ. Ông đọc và thấy cuốn hút và bắt đầu vừa đọc, vừa học, rồi tập luyện.
Sau gần 10 năm tập luyện, các chứng bệnh trước đây không còn hành hạ ông nữa. Cũng từ đó, ông không hề bị ốm đau, bệnh tật và không phải dùng bất cứ loại thuốc gì. Chia sẻ về kinh nghiệm luyện tập Yoga, ông Nhân cho biết, trước hết, hãy loại bỏ hẳn tư tưởng tập Yoga là quá khó. Hãy bắt đầu với những tư thế đơn giản, nhưng phải tập đúng. Ngoài tập luyện cần có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, điều độ.
Ngoài hình thức tự tập luyện như ông Nhân, nhiều người đã chọn cách đến các câu lạc bộ Yoga để tập luyện. Ưu điểm khi tập luyện tại đây là mọi người có hứng thú tập, tư thế chuẩn hơn do có người hướng dẫn và các học viên tự sửa cho nhau. Nhìn chung, những người chăm chỉ luyện tập đều cho biết sức khỏe của họ tốt lên, một số chứng bệnh như đau đầu, đau khớp vai, stress tự khỏi sau một thời gian tập luyện.
                        - Nếu bạn muốn bắt đầu thì không bao giờ là muộn - 
 
Copyright © 2014 KHỎE ĐẸP